thông tư 133_2016_TT-BTC_284997 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Câu hỏi:
Công ty tôi thành lập và thực hiện 1 dự án đầu tư. Kế toán theo quyết định 214 đối với đơn vị chủ đầu tư. Nay Công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và phát sinh một số khoản thu nhập như: thu từ thanh lý TSCĐ, thu từ lãi tiền gửi tiết kiệm. Theo quyết định 214, tôi hạch toán các khoản thu nhập và chi phí liên quan kể trên vào TK721 và TK821, cuối kỳ kết chuyển chênh lệch giữa 2 tài khoản trên qua TK421-Chênh lệch chờ xử lý. Liệu việc hạch toán của tôi như trên có đúng không và các khoản thu nhập không liên quan đến dự án có phải chịu thuế TNDN không?

Trả lời: 

Ban Tư vấn nhất trí với đề xuất của Bạn về hạch toán các khoản thu nhập, chi phí phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư về thanh lý TSCĐ, thu lãi tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, liên quan đến hạch toán lãi tiền gửi tiết kiệm phát sinh từ các khoản tiền vốn đi vay để đầu tư XDCB, nếu chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa vào giá trị công trình đầu tư thì lãi tiền gửi tiết kiệm phát sinh từ các khoản tiền đi vay đó sẽ được ghi giảm chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa. Câu hỏi của Bạn nêu chưa cụ thể, nên Bạn cần tham chiếu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay để thực hiện. Riêng vấn đề thuế TNDN đối với các khoản thu nhập lãi nêu trong câu hỏi, Bạn cần tham chiếu các văn bản hiện hành về thuế TNDN để thực hiện.
 

Câu hỏi?
Công ty chúng tôi có 1 giấy phép kinh doanh ,hoạt động 2 ngành nghề chính : Sản xuất Sơn cho gỗ và Sản xuất giấy in trên Gỗ. Đã đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2007 với cả hai ngành nghề trên ,tuy nhiên thực tế có vấn đề như sau : -Do công ty thuộc diện doanh nghiệp FDI ,có vốn góp của 2 thành viên là người nước ngoài (tạm gọi ông A và ông B) ,hoạt động với hình thức như sau : cùng một địa bàn hoạt động sản xuất trên khu công nghiệp (cùng chung một lô đất)nhưng tại đây có 2 xưởng sản xuất với 2 ngành nghề khác nhau hoạt động ,ông A quản lý xưởng sản xuất Sơn ;ông B quản lý xưởng sản xuất giấy in ,thực tế 2 xưởng này hoạt động độc lập,có tài khoản riêng ,thu chi riêng ,có mở sổ kế toán theo dõi riêng từng xưởng ,tình hình báo cáo thuế như sau: Thuế GTGT cuối tháng, xưởng sơn tập hợp bảng kê mua vào bán ra chuyển cho xưởng IN kết hợp với số liệu kê khai thuế GTGT của mình rồi làm báo cáo thuế chung vào 1 tờ khai ;thuế TNDN cuối năm xưởng sơn in báo cáo tài chính của mình chuyển cho kế toán xưởng IN ,kế toán xưởng in sẽ kết hợp với báo cáo tài chính của xưởng in sau đó tổng hợp lại làm báo cáo tài chính chung và quyết toán thuế năm . Xin được hỏi trong trường hợp này (chỉ có 1 giấy phép kinh doanh duy nhất) doanh nghiệp tổ chức khai báo thuế và hạch toán một số trường hợp sau đây có đúng không ? a/ Kế toán ở 2 xưởng (sơn và giấy ) mở tài khoản 136 và 336 để hạch toán nội qua lại của 2 xưởng có đúng với quy định của kế toán không ? b/ Khi xưởng sơn bán hàng cho xưởng IN,không xuất hóa đơn ghi doanh thu nội bộ (mặc dù xưởng sơn sản xuất ra sơn, là sản phẩm cuối cùng của xưởng sơn ,và nó dùng để bán cho khách bên ngoài là chủ yếu và cho cả xưởng IN). c/ Khi xưởng Sơn bán hàng cho xưởng in thì ghi sổ như sau: tại xưởng Sơn : Nợ 336 / có 155 ;tại xưởng In ghi : Nợ 152 / Có 336 d/ Khi xưởng In thanh toán cho xưởng Sơn, thì : tại xưởng IN ghi : Nợ 336/Có 112 Trân trọng.

Trả lời:
Về nguyên tắc doanh nghiệp FDI mà Bạn nêu phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập và trình bày BCTC theo quy định của Luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có hai phân xưởng như Bạn nêu, nhưng tổ chức sản xuất, quản lý, kế toán và thực hiện các nghĩa vụ vể thuế vẫn phải là một doanh nghiệp (pháp nhân) thống nhất.
Do tổ chức sản xuất của từng phân xưởng có quy trình công nghệ độc lập, sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh do đó, phải xác định một trong hai phân xưởng hoạt động với tư cách doanh nghiệp. Còn phân xưởng còn lại là hạch toán trực thuộc doanh nghiệp, được phân cấp quản lý theo mô hình tổ chức kinh doanh của công ty và tổ chức công tác kế toán riêng. Khi đó, kế toán các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với phân xưởng trực thuộc được vận dụng các Tài khoản 136 – “Phải thu nội bộ”, TK336 – “Phải trả nội bộ” (theo đúng hướng dẫn trong chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành). Cuối kỳ kế toán phân xưởng hạch toán trực thuộc phải lập Báo cáo tài chính (chưa đầy đủ như một doanh nghiệp độc lập); Sau đó doanh nghiệp phải tổng hợp hai Báo cáo tài chính của hai phân xưởng thành Báo cáo tài chính đầy đủ của một doanh nghiệp. Bạn cần lưu ý khi lập Báo cáo tài chính đầy đủ của một doanh nghiệp phải loại trừ các giao dịch nội bộ (doanh thu nội bộ (nếu có), các khoản phải thu, phải trả nội bộ …) và thuyết minh chi tiết cả về đặc thù tổ chức kinh doanh và quản lý, kê khai thuế như Bạn đã nêu. Nếu còn vướng mắc xin liên hệ trực tiếp với Ban Tư vấn của chúng tôi để cùng trao đổi

Câu hỏi?
Năm 2011, Công ty A phát sinh giao dịch mua lợi thế kinh doanh của Công ty B (cụ thể là mua lại thị trường kinh doanh của khu vực miền Bắc). Vậy kính mong Quý công ty giải đáp cho tôi là số tiền bỏ ra để mua thị trường miền Bắc này được ghi nhận vào đâu trên BCTC của Công ty A: tài sản cố định vô hình hay đưa vào chi phí trả trước dài hạn? Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Đối với giao dịch như bạn nêu trong câu hỏi, theo Ban Tư vấn, khoản tiền Công ty A bỏ ra mua lợi thế kinh doanh của Công ty B (mua lại thị trường kinh doanh của khu vực miền Bắc thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty B) được ghi nhận vào chi phí trả trước (Tài khoản 242) và phân bổ dần vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Thời gian phân bổ tùy theo sự xét đoán của Công ty A trên cơ sở ước tính lợi ích mang lại từ việc khai thác thị trường khu vục miền Bắc đã mua.

Câu hỏi?
Một công ty nước ngoài có tình hình sản xuất kinh doanh như sau: hoạt động kinh doanh chính bị lỗ, hoạt động liên doanh có lãi (liên doanh với một công ty trong nước). Nếu tính gộp hai hoạt động, công ty có lãi do hoạt động liên doanh lãi lớn hơn số lỗ của hoạt động chính. Đơn vị trong năm đã thực hiện chuyển lãi ra nước ngoài, có được không ? Ngoài ra, đơn vị không chuyển lãi bằng tiền mà chuyển lãi bằng tài sản ra nước ngoài(N 421, N 214/ C 211 xxx). Tài sản này là phương tiên vận tải được mua trong nước. Đơn vị hạch toán và xử lý như vậy có đúng không?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 2 thông tư 86/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 thì: “Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định”. Và cũng theo khoản 1 điều 4 thông tư này “Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính, sau khi doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp”. Do đó nếu công ty có lãi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam thì được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Cũng theo điều 2 khoản 2 thông tư trên thì: “Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
– Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
– Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan”.
Việc hạch toán đối với tài sản chuyển ra nước ngoài thì hai bên cần phải thống nhất quy đổi giá trị tương ứng của tài sản này.
–          Nếu giá trị thỏa thuận cao hơn giá trị còn lại của tài sản:
Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 711: Chênh lệch giữa giá thỏa thuận với giá trị còn lại của tài sản.
–          Nếu giá trị thỏa thuận thấp hơn giá trị còn lại của tài sản:
Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811: Chênh lệch giữa giá thỏa thuận với giá trị còn lại của tài sản
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
–          Nếu giá trị thỏa thuận bằng giá trị còn lại của tài sản:
Nợ TK 421: giá trị thỏa thuận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Câu hỏi?
Tôi có 1 vấn đề nghị tư vấn: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đã tạo dựng được thương hiệu khá tốt. Nay HĐQT công ty muốn định giá thương hiệu và ghi nhận vào tài sản của công ty. Vậy tôi xin hỏi là: – Việc này có được thực hiện không? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này – Nếu được công ty tôi được phép làm thì cần tiến hành những thủ tục nào Xin cảm ơn

Trả lời:

Theo quy định hiện hành tại Luật Kế toán, hệ thống Chuẩn mực Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng như các quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp không được tự định giá trị thương hiệu của mình để ghi tăng tài sản và tăng nguồn vốn.

Câu hỏi?
 Tôi có câu hỏi xin Quý Hội trả lời giúp: Theo TT 18/2011/TT-BTC ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính thì “Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”. Vậy “Quyền sử dụng đất lâu dài” ở đây được xác định như thế nào. Vì tôi thấy trong thông tư cũng không nói cụ thể về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo Ban Tư vấn, quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (theo quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính) là quyến sử dụng đất khi doanh nghiệp mua hoặc mua cùng với TSCĐ hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc) gắn liền với quyền sử dụng đất được tách riêng giá trị mà sau khi mua được nắm giữ lâu dài. Điều này được thể hiện trên các chứng từ pháp lý mua quyền sử dụng đất không có điều khoản giới hạn cụ thể quyền sử dụng đất mà bên mua được sử dụng sau khi mua là bao nhiêu năm.
Ngược lại, nếu là quyền sử dụng đất có thời hạn thì trên các chứng từ pháp lý mua quyền sử dụng đất sẽ có điều khoản ghi rõ bên mua được sử dụng trong bao nhiêu năm (20 năm, 30 năm, 40 năm…)

Câu hỏi?
Công ty chúng tôi có phát hành trái phiếu chuyển đổi cho một đối tác. Trong năm 2010, hai bên đã quyết định chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông nhưng trong hợp đồng trái phiếu chuyển đổi có điều khoản là nếu lợi nhuận của công ty trong năm 2010 không đạt được mức dự kiến, đối tác có quyền yêu cầu công ty phải mua lại cổ phiếu với mức giá để đảm bảo cho đối tác có mức lợi nhuận 15%/năm kể từ ngày mua trái phiếu. Thực tế lợi nhuận của công ty trong năm 2010 không đạt mức dự kiến nhưng cho hết năm 2011, đối tác chưa có yêu cầu công ty phải mua lại cổ phiếu. Như vậy trong báo cáo năm 2011, chúng tôi có phải phân loại số vốn cổ phần đã phát hành cho đối tác theo hợp đồng trái phiếu chuyển đổi thành nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán không vì nó không thể được trình bày là công cụ vốn chủ sở hữu theo thông tư 210 năm 2009.

Trả lời:
1. Việc phân loại trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm ghi nhận ban đầu thành 2 cấu phần riêng biệt: cấu phần nợ và cấu phần vốn chỉ áp dụng đối với loại trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu nhất định. Nếu trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu không xác định, ví dụ như phụ thuộc vào giá trị thị trường của cổ phiếu thì tại thời điểm ghi nhận ban đầu không tách biệt riêng cấu phần nợ và cấu phần vốn. Vì vậy, bạn phải xác định rõ loại trái phiếu chuyển đổi của công ty bạn.
 
2. Giả sử lo���i trái phiếu chuyển đổi của công ty bạn là loại phải tách biệt riêng cấu phần nợ và cấu phần vốn, khi đáo hạn trái phiếu, bạn phải chuyển đổi toán bộ cấu phần nợ thành vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu để đổi lấy trái phiếu. Như vậy, nếu công ty mua lại cổ phiếu thì đây sẽ là giao dịch mua cổ phiếu quỹ chứ không còn là mua lại trái phiếu chuyển đổi nữa.

Câu hỏi:
Lập hóa đơn GTGT đối với các khoản giảm giá hàng bán và hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Trả lời:
1. Về khoản chi hỗ trợ khách hàng:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
“Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền”.
Trường hợp Công ty TNHH Cargill Việt Nam thực hiện các chương trình hỗ trợ bằng tiền và chiết khấu thanh toán cho từng đối tượng khách hàng theo chính sách bán hàng của Công ty thì việc lập chứng từ cho các khoản chi bằng tiền cho khách hàng được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên.
2. Về khoản chiết khấu thương mại:
Theo quy định tại Khoản 22 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT thì:
“…Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào…”.

Câu hỏi: 
Công ty tôi có mua lại một TSCĐ theo hợp đồng là 255tr (không có HĐ do mua của cá nhân, giá trên HĐ cũ là 362tr), sau khi mua có trang bị thêm 1 Ắc quy giá 5,6 tr cả thuế. Vậy TSCĐ trên tôi có được ghi nhận vào là TSCĐ của Công ty tôi hay không? Và khoản chi cho ắc quy 5,6 triệu tôi hạch toán như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 5, Mục II, Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hóa đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan)…”.

Căn cứ các quy định nêu trên, giấy tờ hợp pháp đối với tài sản cố định để được trích khấu hao tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh mua lại xe ôtô đã qua sử dụng của cá nhân không kinh doanh thì doanh nghiệp phải có giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, trong trường hợp này là Giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên của cơ sở kinh doanh đó. Tức là Công ty bạn phải làm thủ tục sang tên chủ sở hữu cho TSCĐ này.

Tại Điểm 1.a, Điều 4, Mục II, Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

“1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mua xe ôtô của cá nhân không kinh doanh thì nguyên giá xe ôtô được xác định là giá mua thực tế đã được cơ quan chuyên môn về thẩm định giá xác nhận cộng (+) lệ phí trước bạ (khi sang tên/chuyển quyền sở hữu) cộng (+) các chi phí khác có liên quan tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. (Do vậy, chi phí bạn mua ắc quy được hạch toán vào nguyên giá của TSCĐ này)

Câu hỏi: 

Công ty mua hàng của người dân trực tiếp SX bán cho, không có hoá đơn, cần có chứng từ gì để được tính vào chi phí hợp lý? 

Trả lời:

Căn cứ Điểm 2.4, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008. Trường hợp Công ty mua hàng của người dân trực tiếp SX bán cho không có hoá đơn thì lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01/TNDN).Chủ DN ký và xác nhận về tính chính xác, trung thực của Bảng kê.

Câu hỏi:
Trường hợp cụ thể của Doanh nghiệp ABC đầu năm 2005 mua một TSCĐ là dây chuyền sản xuất Hạt nhựa của Nhật, Nguyên giá 2.000 triệu đồng, Căn cứ vào kế hoạch sản xuất cũng như thu hồi vốn nên Doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính trong 4 năm, trong khi đó cơ quan thuế căn cứ vào Quyết định 206 quy định khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần, tỷ lệ trích khấu hao 2 năm đầu là 40%, 2 năm cuối trích khấu hao đều vào phần giá trị còn lại.
Trong năm, Doanh nghiệp có một khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà của 3 năm từ 2005 đến 2007 là 900 tr. đồng. 
Năm 2005 tổng thu nhập doanh nghiệp thuần trước thuế là 5.000 triệu đồng, 
Giả thiết ngoài chi phí khấu hao, các khoản thu nhập, chi phí giữa kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN là bằng nhau, các năm trước Doanh nghiệp không có số dư các Tài khoản Tài sản thuế thu nhập, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, thuế suất thuế TNDN là 28%
Trả lời:
Thực hiện bước 1:
– Xác định khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của Tài sản

Năm Theo quy định của thuế Theo quy định của kế toán
Khấu hao Cơ sở tính thuế Khấu hao Giá trị ghi sổ/ Giá trị còn lại
2005 800 1.200 500 1.500
2006 480 720 500 1.000
2007 360 360 500 500
2008 360 0 500 0
 

– Xác định khoản chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của khoản doanh thu nhận trước:

Năm Theo quy định của Thuế/ cơ sở tính thuế Theo quy định của kế toán/ Giá trị ghi sổ Chênh lệch
2005 900 300 600
2006 0 300 300
2007 0 300 300

– Trong trường hợp này không có chênh lệch vĩnh viễn, nhưng nếu trong thực tế xảy ra chênh lệch vĩnh viễn thì phải loại bỏ chênh lệch vĩnh viễn.
Thực hiện bước 2:
– Giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của Tài sản có sự chênh lệch tại thời điểm các năm. Và đây là khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế do cơ sở tính thuế nhỏ hơn giá trị ghi sổ.
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của Tài sản năm 2005 là: 1.500 – 1.200 = 300 (tr. đồng)
=> Thuế TNDN hoãn lại phải trả: 300 x 28% = 84 (tr. đồng)
(số liệu này được kế toán phản ánh vào biểu số 01)
– Giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của khoản doanh thu nhận trước có sự chênh tại thời điểm các năm do theo quy định của thuế khoản doanh thu nhận trước này doanh nghiệp ABC phải thực hiện nộp thuế TNDN cho toàn bộ số tiền nhận trước 900 tr. đồng ngay trong năm thu tiền 2005, còn theo quy định của kế toán thì khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm, và mỗi năm sẽ chỉ ghi nhận là 900 tr đồng chia cho 3 năm (900 : 3 = 300 tr. đồng/năm). Khoản chênh lệch tạm thời này là chênh lệch tạm thời được khấu trừ năm 2005 là:  900 – 300 = 600 (tr. đồng)
=> Thuế TNDN hoãn lại: 600 x 28% = 168 (tr. đồng)
– Thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp ABC năm 2005 là: 5.000 – 300 + 600 = 5.300 (tr. đồng)
=> Chi phí thuế TNDN hiện hành: 5.300 x 28% = 1.484 (tr. đồng)
Như vậy ta thấy, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 1.484 tr. đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 168 tr. đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là 84 tr. đồng.
Lợi nhuận sau thuế: 5.000 – 1.484 = 3.816 (tr. đồng)
Thực hiện bước 3:
– Bút toán xác định chi phí thuế thu nhập hiện hành:
                   Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành         1.484 tr. đồng
                             Có TK 3334 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp          1.484 tr. đồng
– Bút toán xác định thuế Thu nhập hoãn lại phải trả:
                   Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại            84 tr. đồng
                             Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả           84 tr. đồng
– Bút toán xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
                   Nợ TK 243 – Tài sản thuế TNDN                           168 tr. đồng
                             Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại            168 tr. đồng
– Cuối năm 2005,
+ Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành để xác định kết quả:
                   Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh             1.484 tr. đồng
                             Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành         1.484 tr. đồng
+ Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
Tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 là 84 tr. đồng
Tổng số phát sinh bên Có TK 8212 là 168 tr. đồng
Chênh lệch giữa Tổng phát sinh Có và phát sinh nợ TK 8212 là 168 – 84 = 84 tr. đồng
                   Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại            84 tr. đồng
                             Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh             84 tr. đồng
* Trình bày Báo cáo tài chính:
– Trình bày trên Bảng Cân đối kế toán:
+ Số dư Nợ TK 243 – Tài sản thuế TNDN hoãn lại 168 tr. đồng: chỉ tiêu ở mã số 262 
+ Số dư Có TK 347 – Thuế TNDN hõn lại phải trả 84 tr. đồng: chỉ tiêu ở mã số 335
– Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động inh doanh:
+ Tổng phát sinh Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: chỉ tiêu ở mã số 51 ghi bằng số âm (1.484 tr. đồng)
+Chênh lệch tổng số phát sinh Nợ và Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: chỉ tiêu ở mã số 52  ghi bình thường 84 tr. đồng
– Thuyết minh Báo cáo tài chính: Doanh nghiệp ABC phải trình bày về các khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại.
* So sánh quy  trình xác định thuế TNDN theo quy định trước đây và hiện nay:

Tiêu thức   Quy định đước đây   Quy định hiện nay
1.Công việc đầu năm: Lập tờ khai thuế TNDN, ước tính số thuế TNDN phải nộp từng quý trong năm
+ Kế toán ghi nhận bút toán thuế TNDN tạm nộp từng quý trong năm:   Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối   – Nợ TK 8211 – Chi phí Thuế TNDN
  Có TK 3334 – Thuế TNDN     Có TK 3334 – Thuế TNDN
 
+Sau đấy, khi nộp thuế TNDN cho nhà nước:   Nợ TK 3334 – Thuế TNDN   – Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
  Có TK 111, 112     Có TK 111, 112
2. Công việc trong năm
– Các quý trong năm khi thực hiện tính và nộp thuế cho Nhà nước   Nợ TK 4212   – Nợ TK 8211
  Có TK 3334      Có TK 3334
  Sau đấy, khi nộp thuế TNDN cho nhà nước:   Sau đấy, khi nộp thuế TNDN cho nhà nước:
  Nợ TK 3334 – Thuế TNDN   – Nợ TK 3334 
  Có TK 111, 112     Có TK 111, 112
3. Công việc cuối năm:
Căn cứ vào Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN, kế toán xác định số thuế TNDN phải nộp
+ Ghi nhận bút toán nếu nộp bổ sung   Nợ TK 421    – Nợ TK 8211 
  Có TK 3334     Có TK 3334
+ Ghi nhận bút toán nếu phải nộp ít hơn   Nợ TK 3334   – Nợ TK 3334
  Có TK 421     Có TK 8211
 
+ Chi phí thuế TNDN hiện hành   Không có   – Nợ TK 911
      Có TK 8211
 
– Ghi nhận các sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế   Không có   – Nợ TK8212
      Có TK 243   
    – Nợ TK 243 
      Có TK 8212
    – Nợ TK 8212 
      Có TK 347 
    – Nợ TK 347
      Có TK 8212
 
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại   Không có   – Nợ TK 911
      Có TK 8212
    Hoặc:
    – Nợ TK 8212
      Có TK 911

Câu hỏi:
Công ty tôi có một số TSCĐ mua về để phục vụ công trình xây dựng và sản xuất và đang thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hiện nay, những tài sản cố định này có khả năng sẽ không được dùng đến trong khoảng 2 đến 8 tháng. Vậy trong thời gian ngừng sản xuất, tôi có được trích khấu hao của những tài sản cố định đó không/

Trả lời:
Tại TT 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 quy định như sau:
b) Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2 mục IV Phần C như sau:
– Doanh nghiệp thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng…). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh.
– Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho SXKD nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải có thông báo gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do tạm dừng của TSCĐ chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định của năm có tài sản tạm thời dừng.

Câu hỏi?

Một doanh nghiệp đầu tư mua 10 xe ô tô ngày 01/01/2011. Doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán bằng tiền vay ngân hàng phát sinh chi phí lãi vay. Đến 31/03/2011 Doanh nghiệp mới được nhận xe ô tô và tăng nguyên giá giá tài sản. Xin hỏi: Chi phí lãi vay từ 01/01/2011 đến 31/03/2011 tính vào đâu?

Trả lời: 

Theo Ban Tư vấn, chi phí lãi vay phát sinh từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011 phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Bởi vì các chi phí lãi vay này không thỏa mãn điều kiện để vốn hóa vào nguyên giá 10 xe ô tô đã mua.

Hỏi:
Thế nào là đơn vị kế toán trực thuộc? Làm thế nào để nhận biết đơn vị kế toán trực thuộc? Một công ty vừa có công ty con vừa có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải lập những báo cáo nào (BCTC của đơn vị kế toán cấp trên, BCTC tổng hợp, BCTC hợp nhất).

Trả lời:
Trước hết Bạn cần hiểu thế nào là đơn vị vị kế toán. Tại Điều 4 – Luật Kế toán đã đưa ra định nghĩa – “Đơn vị kế toán” là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, Điều 2 của Luật này”. Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, Điều 2 như sau:
 
“1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;”
s Đơn vị kế toán trực thuộc là đơn vị kế toán không đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 4, Luật Kế toán. Các đơn vị trực thuộc này hoạt động theo phân cấp quản lý của doanh nghiệp hoặc đơn vị cấp trên. Tùy theo mức độ phân cấp quản lý để tổ chức công tác kế toán và có thể phải lập Báo cáo tài chính (Chưa phải là Báo cáo tài chính đầy đủ như một pháp nhân (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp…)
s Tại Điều 16, Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 có quy định:
“1. Đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc, thì ngoài việc phải lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đó còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc trong cùng đơn vị kế toán đó.
2. Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán quý và cuối kỳ kế toán năm.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc.”
s Một công ty vừa có các công ty con vừa có các đơn vị trực thuộc thì phải lập các Báo cáo tài chính như dưới đây:
            – Trước hết công ty đó phải lập Báo cáo tài chính của một đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính này đã bao gồm việc tổng hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc vào Báo cáo tài chính của công ty (có thể gọi là báo cáo tài chính tổng hợp của doanh nghiệp).
            – Thứ hai, công ty đó có các công ty con thì phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Trước hết Bạn cần hiểu thế nào là đơn vị vị kế toán. Tại Điều 4 – Luật Kế toán đã đưa ra định nghĩa – “Đơn vị kế toán” là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, Điều 2 của Luật này”. Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, Điều 2 như sau:
 
“1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;”
s Đơn vị kế toán trực thuộc là đơn vị kế toán không đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 4, Luật Kế toán. Các đơn vị trực thuộc này hoạt động theo phân cấp quản lý của doanh nghiệp hoặc đơn vị cấp trên. Tùy theo mức độ phân cấp quản lý để tổ chức công tác kế toán và có thể phải lập Báo cáo tài chính (Chưa phải là Báo cáo tài chính đầy đủ như một pháp nhân (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp…)
s Tại Điều 16, Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 có quy định:
“1. Đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc, thì ngoài việc phải lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đó còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc trong cùng đơn vị kế toán đó.
2. Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán quý và cuối kỳ kế toán năm.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc.”
s Một công ty vừa có các công ty con vừa có các đơn vị trực thuộc thì phải lập các Báo cáo tài chính như dưới đây:
            – Trước hết công ty đó phải lập Báo cáo tài chính của một đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính này đã bao gồm việc tổng hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc vào Báo cáo tài chính của công ty (có thể gọi là báo cáo tài chính tổng hợp của doanh nghiệp).
            – Thứ hai, công ty đó có các công ty con thì phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

Câu hỏi?
Tôi muốn quý hội trả lời giúp vấn đề sau. Công ty tôi kiểm toán thực hiện cổ phần hóa, dự phòng các khoản phải thu, đầu tư được ghi nhận tăng vốn. Số dư các khoản dự phòng phải thu và đầu tư này vẫn được mang sang Công ty cổ phần. Tôi muốn hỏi là báo cáo kỳ đầu tiên của Công ty cổ phần số dư các khoản phải thu và các khoản đầu tư nếu phải trích lập dự phòng theo TT228 thì xử lý thế nào (có vẫn ghi nhận Nợ TK 642(635)/Có TK 139(229) hay không).

Trả lời:
Các qui định hiện hành về trích lập các khoản dự phòng (Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009) được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy tại công ty đã được cổ phần hóa như Bạn nêu trên Báo cáo tài chính sau một kỳ hoạt động đầu tiên vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính như các doanh nghiệp khác nếu (Thỏa mãn các điều kiện được trích lập dự phòng theo qui định hiện hành). Các khoản dự phòng này được ghi chép theo phương pháp kế toán đã quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC).

Câu hỏi?
Công ty tôi có đầu tư dự án mua sắm thiết bị. Phần thiết bị đã đấu thầu, còn phần chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí lập dự án do công ty tự làm. Khi thanh toán đã có chứng từ mua văn phòng phẩm, bảng chấm công tính lương. Tôi hỏi sau khi công trình hoàn thành cty có phải viết hóa đơn GTGT đầu ra (đối với XDCB tự làm) và hạch toán doanh thu XDCB tự làm không.

Trả lời:

Ban Quản lý Dự án đầu tư của doanh nghiệp trong cả hai trường hợp tổ chức hạch toán chung hay hạch toán riêng cũng không phải là pháp nhân độc lập mà chỉ thực hiện các công việc của doanh nghiệp giao. Về bản chất doanh nghiệp vẫn là chủ đầu tư, vì vậy không xuất hóa đơn và không ghi doanh thu đối với phần XDCB do doanh nghiệp tự làm.

Câu hỏi?
Công ty tôi là Công ty TNHH một thành viên A (DN 100% vốn nước ngoài) tiến hành thuê đất tại KCN Mỹ Phước 3 có ký hợp đồng nguyên tắc (Hợp đồng nguyên tắc là cơ sở để sau này ký hợp đồng thuê đất chính thức có quy định trong Hợp đồng nguyên tắc) và đã thanh toán tiền thuê theo tiến độ được 3 đợt. Cho tôi hỏi 1)Do trong thời gian chờ giấy Chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, Công ty mẹ tại nước ngoài đã chuyển tiền theo tiến độ theo hợp đồng nguyên như vậy có đúng quy định không ? Rồi Ban quản lý KCN MP3 cũng chưa xuất hóa đơn GTGT như vậy có đúng không? 2) Đề nghị cho ý kiến hạch toán những nghiệp vụ thanh toán tiền này? Xin cám ơn!
Trả lời:

Trong trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài chuyển tiền thuê đất theo tiến độ ghi trên hợp đồng và hoạt động cho thuê chưa diễn ra thì:

  1. Đối với KCN Phước Mỹ 3 đây chỉ là một khoản người mua trả tiền trước nên họ chưa xuất hóa đơn là đúng.
  2. Nếu hợp đồng thuê đất hợp pháp thì Công ty mẹ có thể chuyển tiền thuê đất về Việt Nam
  3. Đối với khoản tiền công ty mẹ trả tiền thuê đất cho công ty con có thể hạch toán theo 2 hướng:

–          Coi như là một khoản tiền góp vốn của công ty mẹ vào công ty con thì hạch toán: Nợ TK 331 – Trả trước cho KCN MP3/Có TK 411 và thể hiện ở các chứng từ liên quan như biên bản góp vốn…
–          Coi như một khoản vay công ty mẹ: Nợ TK 331/ Có TK 311, 341
Tuy nhiên bạn nên làm theo hướng thứ nhất vì theo hướng thứ 2 bạn phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về khoản vay này.

Câu hỏi?
Công ty tôi được tặng 1 TSCĐ, TSCĐ được đưa vào sử dụng ngay, vậy khi hạch toán tôi có phải hạch toán tăng nguồn vốn không? Xin quý Hội tư vấn giúp tôi, Xin cảm ơn!

Trả lời:
– Khi nhận TSCĐ được tặng đưa vào sử dụng ngay, kế toán ghi:
Nợ TK 211                    – TSCĐ hữu hình
Có TK 711          – Thu nhập khác
– Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tặng, ghi:
Nợ TK 211        – TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 331
Theo quy định hiện hành của Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006) việc hạch toán TSCĐ hữu hình được biếu tặng không ghi bút toán tăng nguồn vốn. Khoản thu nhập khác liên quan đến TSCĐ được tặng sau khi nộp thuế TNDN sẽ được phân phối theo chính sách tài chính của công ty bạn.

Câu hỏi?
Công ty Tôi là Công ty cổ phần quỹ lương được Đại hội đồng cổ đông duyệt năm 2011 là: 10 tỷ đồng, đến 31/12/2011 đã chi và hạch toán vào chi phí là : 8 tỷ đồng – Hạch toán tiền lương: Nợ TK 622,627,641,642: 8 tỷ Có TK 334 : 8 tỷ – Chi lương( trong đó lương tháng 12/2011 được chi trong tháng 01/2012) Nợ TK 334 :8 tỷ Có TK 112: 8 tỷ Quỹ lương còn lại là 2 tỷ đồng Cách hạch toán 02 tỷ đồng còn lại như thế nào? dự kiến 02 tỷ đồng sẽ chi trong năm 2012.

Trả lời:
1) Theo quy định về Thuế tại điểm d2, mục 2, Điều 1, Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 đã sửa đổi bổ sung điểm 2.5c mục IV, Phần C, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 như sau:
“- Trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác thì quỹ dự phòng được trích lập nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
– Trường hợp quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã được duyệt theo quy định thì việc trích lập dự phòng quỹ tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự phòng cộng tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo quỹ tiền lương đã được duyệt (nếu có).
– Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Ví dụ: Quỹ tiền lương năm 2011 của Doanh nghiệp A (DNA) phải trả cho người lao động đã được duyệt là 10 tỷ đồng:
+ Trường hợp 1: Trong năm 2011 DNA đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động số tiền 8 tỷ đồng, như vậy đến cuối ngày 31/12/2011 còn dư lại 2 tỷ đồng so với quỹ tiền lương đã được duyệt. Trong quý I năm 2012 đơn vị tiếp tục sử dụng quỹ tiền lương năm 2011 để chi trả tiền lương tiền công của năm 2011 là 300 triệu đồng. Như vậy quỹ tiền lương thực hiện năm 2011 đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán là 8,3 tỷ đồng. Để đảm bảo việc trả lương năm sau không bị gián đoạn, DN A được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 8,3 tỷ đồng x 17% = 1,411 tỷ đồng.
Tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2011 = 8,3 tỷ đồng + 1,411 tỷ đồng = 9,711 tỷ đồng.
+ Trường hợp 2: Tính đến cuối ngày 31/3/2012 DNA đã chi trả tiền lương, tiền công trong năm 2011 và chi bổ sung trong 3 tháng đầu năm 2012 tổng cộng là 9,5 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn, DNA được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 9,5 tỷ đồng x 17% = 1,615 tỷ đồng.
Tổng số tiền lương năm 2011 nếu tính đúng 17% trên quỹ lương thực hiện bằng (=) 9,5 tỷ đồng + 1,615 tỷ đồng = 11,115 tỷ đồng.
Tuy nhiên do quỹ lương phải trả cho người lao động đã được duyệt theo quy định là 10 tỷ đồng, do vậy tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2011 là 10 tỷ đồng.
– Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2011 DN B có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2012, DN B mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2011 là 7 tỷ đồng thì DN B phải ghi giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2012) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2012 nếu DN B có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.”
2) Về kế toán, việc hạch toán tiền lương phải trả và số tiền lương thực tế chi trả được hạch toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Bạn cần tham chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Câu hỏi:
Doanh nghiệp tôi tham gia góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát bằng một TSCĐ là thiết bị sản xuất với nguyên giá là 800 triệu cùng với hai doanh nghiệp khác. Tính đến thời điểm mang đi góp vốn, khấu hao của thiết bị này là 120 triệu. Hội đồng liên doanh thống nhất xác định giá trị vốn góp của thiết bị này là 780 triệu. Cả 3 doanh nghiệp đều nắm giữ 33.33% quyền kiểm soát. Vậy trong trường hợp của doanh nghiệp tôi nên hạch toán như thế nào? Tỷ lệ quyền kiểm soát ảnh hưởng tới việc hạch toán kế toán nhue thế nào?
Trả lời:
Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:
– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:
+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác.
+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh sẽ được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (Lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh) được phân bố dần vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng.
– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.
Trong trường hợp của bạn sẽ được hạch toán cụ thể như sau:
Nợ TK 222: 780 tr
Nợ TK 214: 120 tr
      Có TK 211: 840 tr
      Có TK 3387: 19,998 tr
      Có TK 711: 60,002 tr

Câu hỏi:Công ty tôi cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy cho các tòa nhà cao tầng. Tháng 3 năm 2015 Công ty có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trong vòng 5 năm với một khách hàng. Khách hàng đã thanh toán ngay toàn bộ tiền dịch vụ của 5 năm. Công ty tôi muốn xác định khoản doanh thu đã nhận này vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2015 có được không hay phải phân bổ doanh thu theo số năm cung cấp dịch vụ.