Câu hỏi:
Trả lời:
Căn cứ khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22-5-2012, hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế (sau đây gọi là Thông tư số 80/2012/TT-BTC) có quy định về hồ sơ thay đổi, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế, đối với việc chuyển địa điểm kinh doanh như sau: “Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chuyển địa điểm. Mọi trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh đều không thay đổi mã số thuế…”. Theo đó, trường hợp công ty của bạn Lê Quốc Thịnh nếu chuyển địa điểm kinh doanh sang một tỉnh khác sẽ không làm thay đổi mã số thuế của công ty bạn.
Trường hợp công ty bạn chuyển địa điểm kinh doanh sang một tỉnh khác theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC được hiểu là “chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh”. Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC thì hồ sơ, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế để chuyển địa điểm kinh doanh áp dụng trong trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh được quy định như sau:
– Tại nơi người nộp thuế chuyển đi, hồ sơ khai gồm: Thông báo chuyển địa điểm; giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc); thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh theo mẫu 09-MST ban hành kèm theo thông tư này. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai chuyển địa điểm của người nộp thuế, cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập thông báo tình hình nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu 09-MST gửi 1 bản cho người nộp thuế, 1 bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến.
– Tại nơi người nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp đổi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư… theo địa chỉ mới, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ đăng ký thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó); bản sao không yêu cầu chứng thực giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư… do cơ quan có thẩm quyền nơi chuyển đến cấp. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan thuế phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế mà người nộp thuế đã được cấp trước đó.
Câu hỏi:
Trả lời:
Căn cứ khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22-5-2012, hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế (sau đây gọi là Thông tư số 80/2012/TT-BTC) có quy định về hồ sơ thay đổi, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế, đối với việc chuyển địa điểm kinh doanh như sau: “Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chuyển địa điểm. Mọi trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh đều không thay đổi mã số thuế…”. Theo đó, trường hợp công ty của bạn Lê Quốc Thịnh nếu chuyển địa điểm kinh doanh sang một tỉnh khác sẽ không làm thay đổi mã số thuế của công ty bạn.
Trường hợp công ty bạn chuyển địa điểm kinh doanh sang một tỉnh khác theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC được hiểu là “chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh”. Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC thì hồ sơ, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế để chuyển địa điểm kinh doanh áp dụng trong trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh được quy định như sau:
– Tại nơi người nộp thuế chuyển đi, hồ sơ khai gồm: Thông báo chuyển địa điểm; giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc); thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh theo mẫu 09-MST ban hành kèm theo thông tư này. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai chuyển địa điểm của người nộp thuế, cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập thông báo tình hình nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu 09-MST gửi 1 bản cho người nộp thuế, 1 bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến.
– Tại nơi người nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp đổi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư… theo địa chỉ mới, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ đăng ký thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó); bản sao không yêu cầu chứng thực giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư… do cơ quan có thẩm quyền nơi chuyển đến cấp. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan thuế phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế mà người nộp thuế đã được cấp trước đó.
Câu hỏi:
Công ty tôi (không phải là tổ chức tín dụng) có nguồn vốn nhàn rỗi nên cho các cá nhân trong công ty vay lại. Vậy đối với khoản tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay này có phải nộp thuế GTGT 10 % không?
Trả lời:
Tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ, quy định:
– Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT: Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng nhận được.
– Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy: Đối với khoản tiền lãi cho vay của công ty bạn phải chịu thuế GTGT 10% và phải lập hoá đơn GTGT theo quy định.
Câu hỏi:
Công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài trụ sở đặt tại Hà Nội, tới tháng 6/2011 chuyển trụ sở về Tp.HCM. Mọi hoá đơn đầu vào lấy theo địa chỉ mới ở Tp.hcm. Nhưng do gặp khó khăn trong việc ra giấy phép nên đến tháng 11/2011 Giấy phép thay đổi mới có. Cho tôi hỏi vậy trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10/2011 khi chưa có giấy phép mới nhưng tất cả hoá đơn ghi địa chỉ mới như vậy những hoá đơn đầu vào đó có bị loại không?
Ttrả lời:
Hóa đơn GTGT hợp pháp là hóa đơn không tẩy xóa, và ghi đúng các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua. Các chỉ tiêu tên, địa chỉ, mã số thuế sẽ căn cứ trên giấy phép của cơ sở kinh doanh.
Theo đó, trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10/2011 hóa đơn mua vào vẫn ghi địa chỉ cũ trong khi đến tháng 11/2011 công ty bạn mới lấy được giấy phép sửa đổi cho địa chỉ trụ sở mới thì những hóa đơn đó sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Bạn nên chủ động làm việc với cơ quan thuế để có văn bản xử lý cụ thể vấn đề này theo hướng tích cực cho công ty vì thực tế những khoản chi này là của công ty và có các chứng từ hợp pháp. Chúng tôi thiết nghĩ lý do cho việc chậm trễ trong việc sủa đổi giấy phép cần phải chứng minh là khách quan.
Câu hỏi:
Thời hạn nộp thuế GTGT đối với mặt hàng thuốc trừ sâu như thế nào?
Trả lời:
Điều 1 Thông tư 128/2010/TT-BTC ngày 26/8/2010 của Bộ Tài chính quy định: “Tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu ở khâu nhập khẩu lên 90 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Danh mục các mặt hàng nêu trên do Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể”.
– Theo quy định tại Thông tư 216/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu được tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì: thuốc trừ côn trùng – Chế phẩm trung gian để sản xuất thuốc trừ côn trùng chưa BPMC (FENOBUCARD) mã số 3808.50.11.10 hoặc loại khác mã số 3808.50.11.90 thuộc danh mục mặt hàng được nộp thuế GTGT 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
– Hiện nay Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính đã gộp hai mã số 3808.50.11.10 và 3808.50.11.90 thành mã số 3808.50.10 (thuốc trừ côn trùng) thì vẫn được áp dụng thời hạn nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo Thông tư 128/2010/TT-BTC ngày 26/8/2010 của Bộ Tài chính.
Câu hỏi: Cách xác định thuế GTGT theo tiến độ công trình (công trình chưa hoàn thành bàn giao).
Theo quy định tại Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính thì:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Số thuế GTGT đầu ra | – | Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
– Tại Khoản 2, Mục I, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên quy định thời điểm xác định thuế GTGT đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Tại điểm 2.12, Mục IV, phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên quy định: Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được quy định tại điểm c, khoản 1, Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên.
Căn cứ vào các quy định trên, đơn vị xác định được số thuế GTGT phải nộp.
Câu hỏi;
Công ty tôi là Công ty TNHH mới thành lập tháng 11 năm 2011 với số vốn điều lệ là 5 tỷ, trong đó góp vốn bằng tiền là 1 tỷ, góp vốn bằng xe ô tô con là 1 tỷ, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là 1 tỷ, bằng 2 căn nhà chung cư là 2 tỷ. Xin quí hội giúp đỡ cho tôi: – Các thủ tục chứng từ liên quan đến phần góp vốn này để tôi có thể tính và trích khấu hao các tài sản cố định trên.
Trả lời:
Chứng từ liên quan đến các khoản vốn góp thành lập công ty TNHH như nêu trong câu hỏi của Bạn gồm:
– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Điều lệ doanh nghiệp
– Biên bản góp vốn
– Phiếu thu tiền mặt hoặc sổ phụ ngân hàng chứng minh về việc công ty đã nhận một tỷ đồng vốn góp bằng tiền mặt từ các thành viên góp vốn.
– Biên bản định giá xe ô tô, quyền sử dụng đất và 2 căn nhà chung cư do các bên góp vốn thống nhất định giá hoặc thuê tổ chức đủ điều kiện cung cấp dịch vụ định giá tài sản để xác định giá trị vốn góp.
– Biên bản giao nhận ô tô từ chủ sở hữu cũ cho chủ sở hữu mới đại diện pháp nhân của công ty.
– Các chứng từ phản ánh các khoản thuế liên quan đến chuyển chủ sở hữu tài sản đã đem đi góp vốn.
Các chứng từ nêu trên nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính trung thực, khách quan của việc góp vốn thành lập công ty.
Câu hỏi;
Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản và lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ bằng ngoại tệ cuối năm tài chính có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN không?
Trả lời;
1. Tại điểm 2.23 mục III phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN, quy định các khoán chi phí không được tính vào chi phí hợp lý như sau:
2.23. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).
2. Tại điều 2 TT số 177/2009/TT-BTC ngày 10/09/2009 của BTC hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ quy định:
Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
Điều 3. Tổ chức thực hiện.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2009.
Câu hỏi:
Trước đây công ty mình là công ty TNHH nay chuyển sang công ty Cổ phần, mình muốn tiếp tục sử sụng số hóa đơn mang tên công ty cũ có được ko? Mình cần phải làm các thủ tục gì để tiếp tục sử dụng? Hay mình phải hủy hóa đơn đó để làm HĐ mới? Thủ tục nào nhanh hơn? Hủy hay đăng ký tiếp tục sử dụng?
Trả lời:
Về việc sử dụng tiếp hóa đơn đặt in khi đổi tên hoặc địa chỉ Công ty:
– Căn cứ khoản 2 điều 8 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Đối với các số hóa đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.”
– Căn cứ công văn số 448/TCT-CS ngày 09/2/2011 của Tổng Cục Thuế về trả lời vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC:
“… Trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên, nhưng mã số thuế, địa chỉ không thay đổi được áp dụng như trường hợp thay đổi địa chỉ theo hướng dẫn nêu trên. Doanh nghiệp đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn để tiếp tục sử dụng hết các số hóa đơn đã đặt in.”
Câu hỏi:
Công ty tôi đặt in 10 quyển hóa đơn và đã nộp thông báo phát hành tại cơ quan quản lý thuế. Căn cứ ngày bắt đầu sử dụng công ty tôi đã phát hành hóa đơn cho khách hàng. Công ty đã sử dụng quyển 01 đầu tiên, sau khi sử dụng hết quyển số 1, do nhầm lẫn công ty đã xuất sang quyển số 10. Ngay khi xuất được 03 liên giao cho khách công ty tôi phát hiện ra sơ suất trên.
Công ty tôi dự kiến thu hồi 03 tờ hóa đơn đã xuất cho khách; lập biên bản hủy hóa đơn với khách hàng và sau đó xuất lại hóa đơn thay thế bắt đầu từ quyển số 02. Tuy nhiên, công ty không biết báo cáo hóa đơn như thế nào đối với quyển hóa đơn số 10 đã xuất nhầm.
Trả lời:
– Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).”
– Căn cứ tiết d khoản 1 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Trường hợp Công ty phát hiện lập hóa đơn xuất cho khách hàng sai thì Công ty lập biên bản thu hồi hóa đơn cũ lập lại hóa đơn mới theo đúng quy định nêu trên và phải ghi nhận vào báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC 26/AC hàng quý theo quy định.
Câu hỏi:
Công ty tôi là công ty chăn nuôi, có thuê một số hộ cá nhân ngoài nuôi gia công, có hợp đồng rõ ràng. Vậy khi quyết toán hợp đồng thì chi phí gia công phải trả (đ/kg thịt) nhưng không có hoá đơn đầu vào, Tôi xin hỏi khoản chi phí này có phải nộp thuế TNCN không? Và chi phí này có được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế TNDN không?
Trả lời:
Căn cứ điểm 1.2, khoản 1, Mục IV, Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC thì khoản chi phí thuê cá nhân, hộ gia đình gia công ngoài không có hoá đơn không được tính vào chi phí hợp lý.
Tuy nhiên nếu DN sử dụng lao động thuê ngoài thực hiện dịch vụ gia công ngoài nếu có hợp đồng thuê gia công ngoài. Mỗi lần thanh toán tiền thù lao cho lao động thuê ngoài từ 500.000 đồng trở lên Doanh nghiệp phải khấu trừ 10% tiền thuế Thu nhập cá nhân (của từng người lao động) đối với người đã được cấp mã số thuế, 20% đối với người chưa được cấp mã số thuế, Cấp chứng từ cho họ và kê khai, nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước đúng theo quy định. Nếu người lao động lập Bảng cam kết về việc chỉ phát sinh thu nhập tại Doanh nghiệp và ước tính cả năm không có thu nhập tính thuế TNCN thì Doanh nghiệp không phải khấu trừ 10% như nêu trên.Khoản chi phí sử dụng lao động thuê ngoài gia công nêu trên sẽ được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công ty chưa lên sàn chứng khoán, khi các cổ đông trong công ty chuyển nhượng mua bán cổ phiếu lẫn nhau, công ty có phải khấu trừ thuế TNCN từ phần chuyển nhượng đó không?
Nếu giá chuyển nhượng không phù hợp thì cơ quan thuế có được quyền ấn định không?
Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.
Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Công ty phải khấu trừ thuế trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng và kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Căn cứ để xác định số thuế khấu trừ là giá chuyển nhượng chưa trừ các khoản chi phí nhân (x) với thuế suất 0,1%.
Câu hỏi: Trước đây tôi khai nuôi hai mẹ già, nhưng nay tôi chuyển cho con tôi (cháu của bà) thay tôi nuôi dưỡng. Xin hỏi thủ tục đăng ký thay đổi người phụ thuộc như thế nào?
Trả lời:
Theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký trước thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
Câu hỏi: Công ty thực hiện ký hợp đồng công việc với Tổ trưởng của nhóm công tác. Khi thanh toán tiền công, Công ty chỉ xuất một chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho tổ trưởng của nhóm. Xin hỏi đến cuối năm những thành viên trong nhóm thực hiện quyết toán thuế TNCN như thế nào?
Trả lời:
Khi tổ chức theo nhóm công tác, các thành viên trong nhóm phải lập giấy uỷ quyền cho Tổ trưởng của nhóm đứng ra đại diện cho nhóm để ký hợp đồng công việc với Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty thực hiện thanh toán thu nhập và xuất hoá đơn khấu trừ thuế cho từng người trong nhóm.
Trường hợp đơn vị đã thanh toán cho một người khấu trừ thuế và xuất chứng từ cho một người thì không có cơ sở để chứng minh những người khác đã nộp thuế.
Xác định thu nhập chịu thuế đối với công tác phí như thế nào?
Trả lời:
Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009 quy định: Đối với khoản chi công tác phí,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành:
a. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, tại Thông tư số TT 18/2011/TT- BTC của Bộ tài chính ngày 10/2/2011 quy định:
– Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài được hạch toán vào chi phí tính thuế TNDN không quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
– Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người LĐ đi công tác nếu có đầy đủ HĐCT hợp pháp theo quy định. Trường hợp DN có khoán tiền đi lại và tiền ở thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước
Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước trong lĩnh vực này là:
+ TT số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí …đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài;
+ TT Số 97/2010/TT-BTC ngày 06 /7/2010 đối với đi công tác trong nước
Theo đó, chi công tác phí không quá 2 lần mức quy định; chi khoán công tác phí bằng tiền theo hướng dẫn tại các văn bản trên của Bộ Tài chính sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế.
b. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
c. Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính
Hỏi: Khoản chi trang phục của người lao động được xác định vào thu nhập chịu thuế như thế nào?
Trả lời:
Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009 quy định: Đối với khoản trang phục,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành.
a. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, tại Thông tư số TT 18/2011/TT- BTC của Bộ tài chính ngày 10/2/2011 quy định:
– Chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động có hoá đơn, chứng từ; chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
– Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa để tính vào CP được trừ khi xác định TNCT không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
– Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Theo đó, mức chi trang phục đến mức 05 (năm) triệu đồng/người/năm theo hướng dẫn tại các văn bản trên của Bộ Tài chính sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế . Phần vượt mức 05 (năm) triệu đồng/người/năm phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Hỏi: Các khoản khoán chi như văn phòng phẩm, điện thoại, trường hợp Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN không có hướng dẫn cụ thể thì xác định thu nhập chịu thuế như thế nào?
Trả lời:
Tổng cục thuế có công văn 451/TCT-TNCN, ngày 08/02/2010 hướng dẫn quyết toán thuế năm 2009:
Đối với các khoản khoán chi (như văn phòng phẩm, điện thoại, trang phục, ăn ca,…) nếu đã có văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đối tượng được hưởng, về chế độ chi thì thực hiện theo hướng dẫn của văn bản đó và không tính vào thu nhập của cá nhân nhận khoản khoán thu nhập này.
Đối với các đơn vị chi trả thu nhập là doanh nghiệp, mức khoản chi được thực hiện theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp không có hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi thì mức khoán chi được thực hiện theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp);
Các trường hợp chi cao hơn mức khoán quy định thì phần khoán chi cao hơn quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Hỏi:
Người lao động 12 tháng tại 1 DN nhưng trong năm 4 tháng nghỉ sinh thì phần giảm trừ cho bản thân khi quyết toán là 12 tháng hay 8 tháng?
Trả lời:
NLĐ làm 12 tháng tại 1 DN nhưng trong năm 4 tháng nghỉ sinh thì phần giảm trừ cho bản thân khi quyết toán là 12 tháng , áp dụng biểu tính thuế năm.
Hỏi:
DN có tặng quà cho khách hàng cá nhân bằng hiện vật nhưng không có đầy đủ thông tin rõ <MST,…> mà chỉ có danh sách tặng khách hàng à thì có được trừ vào chi phí DN không? Có phải nộp thuế TNCN phần quà tặng đó không?
Trả lời:
DN có tặng quà cho khách hàng cá nhân bằng hiện vật nhưng không có đầy đủ thông tin rõ <MST,…> mà chỉ có danh sách tặng khách hàng: Không được trừ vào chi phí DN. Phải nộp thuế TNCN phần quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nếu không phải quà tặng là những thứ kể trên thì không phải nộp thuế TNCN.
Hỏi:
Mua bản quyền sản phẩm 1000 USD, thuế nhà thầu 100 USD. Vậy nhà cung cấp phải nộp 100 USD, nhưng họ để cho mình nộp 100 USD, số tiền mình phải thành toán cho nhà cung cấp là 900 USD và nộp thuế 100 USD cho cơ quan thuế. Vậy mình phải hạch toán số thuế 100 USD như thế nào? Hạch toán vào mục nào tờ khai? Khoản 100 USD cho vào thuế nhập khẩu được không?
Trả lời:
Mua bản quyền 1000 USD thì chi phí này được hạch toán vào chi phí, thuế bản quyền nhà thầu 100 USD thì khoản thuế nộp thay này không được hạch toán vào chi phí. Đơn vị không được cho vào thuế nhập khẩu. Tờ khai thuế nhà thầu là tờ khai số 01/NTNN ban hành kèm theo TT 28/2011/TT-BTC
Hỏi:
Trong năm công ty có ký hợp đồng giao khoán với các đội thợ. Công ty chỉ ký với 1 người đội trưởng và có danh sách những người trong đội. Mỗi người có viết cam kết theo mẫu 23/BCK-TNCN.à Công ty có được tính khoản chi phí nhân công của đội thợ trên không (không có hóa đơn GTGT)?
Trả lời:
Theo qui định thuế TNDN được hạch toán vào chi phí nếu khoản chi đó liên quan và tạo ra DT và phải có chứng từ, vì vậy việc hợp đồng khoán cho một cá nhân cần thể hiện rõ công việc, bảng kê chi tiết phần chi trả thu nhập cho từng cá nhân. Các cá nhân khai cam kết vào mẫu 23 thì bắt buộc phải có mã số thuế. Doanh nghiệp cuối năm phải khai chi tiết thu nhập của tất cả các cá nhân và MST của các cá nhân vào mẫu 05B/BK-TNCN. Nếu làm rõ như vậy thì khoản chi đó được hạch toán chi phí.
Hỏi:
Nếu CBCNV của Cty có thu nhập từ 2 nơi thì có được ủy quyền cho cty quyết toán thuế TNCN năm 2011 không?
Trả lời:
Nếu CBCNV của Cty có thu nhập từ 2 nơi thì không được ủy quyền cho Cty quyết toán thuế TNCN năm 2011. Vì trong văn bản uỷ quyền đã đề cập là có TN duy nhất tại 1 nời. Cá nhân phải điền tờ khai theo mẫu 09 và ký vào tờ khai quyết toán đó.
Hỏi:
Trong năm NLĐ chỉ có thu nhập ở 1 nơi nhưng không đủ 12 tháng. Vậy khi quyết toán thuế TNCN, giảm trừ bản thân 4 tr/người được tính trong cả 12 tháng hay chỉ tính từ khi NLĐ có thu nhập?
Trả lời:
Trong năm NLĐ chỉ có thu nhập ở 1 nơi nhưng không đủ 12 tháng. Vậy khi quyết toán thuế TNCN, giảm trừ bản thân 4 tr/người vẫn được tính trong cả 12 tháng. CN này cơ quan trả TN không quyết toán thay vì những tháng không có thu nhập cá nhân phải khai để tự chiu trách nhiệm về TN của mình.